Có nên mua laptop cũ không? Đây là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn cần một thiết bị chất lượng. Laptop cũ có thể là lựa chọn hợp lý nếu biết cách kiểm tra và chọn mua đúng nơi uy tín. Cùng khám phá những kinh nghiệm quan trọng để sở hữu một chiếc laptop cũ ngon, bền, giá hời!
Laptop cũ là gì?
Laptop cũ là những thiết bị đã qua sử dụng và được bán lại cho người dùng khác thông qua các kênh mua bán trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đây có thể là những sản phẩm đã qua tay một hoặc nhiều chủ sở hữu, với tình trạng và chất lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ sử dụng trước đó. Nếu chọn lọc kỹ, người mua vẫn có thể sở hữu một chiếc laptop cũ với hiệu suất ổn định và giá hợp lý.
Có nên mua laptop cũ không?
Hiện nay, nhiều người chưa có đủ ngân sách để mua một chiếc laptop mới 100%. Họ đặt ra một câu hỏi rằng có nên mua laptop cũ không? Dưới đây là những lợi ích và rủi ro của việc mua laptop cũ.
1. Lợi ích khi mua laptop cũ
- Tiết kiệm chi phí đáng kể: Laptop cũ có giá thấp hơn từ 30-50% so với máy mới cùng dòng, giúp bạn tiết kiệm đáng kể ngân sách.
- Cấu hình cao hơn với cùng mức giá: Nếu ngân sách có hạn, bạn có thể mua được laptop cũ có cấu hình mạnh hơn so với một chiếc laptop mới trong cùng tầm giá.
- Chế độ bảo hành vẫn có: Nhiều cửa hàng cung cấp bảo hành từ 3-12 tháng, tùy theo sản phẩm. Một số nơi còn có chính sách đổi trả linh hoạt giúp người mua yên tâm hơn.
- Đa dạng mẫu mã, lựa chọn phong phú: Dễ dàng tìm được các dòng laptop cũ từ nhiều thương hiệu lớn như Dell, HP, Lenovo, MacBook với mức giá phải chăng.
2. Rủi ro khi mua laptop cũ
- Ngoại hình có thể bị trầy xước: Máy đã qua sử dụng thường có dấu hiệu hao mòn như vết trầy, phai màu vỏ máy. Ngoài ra, phụ kiện đi kèm như sạc, pin có thể không còn nguyên bản.
- Linh kiện có thể đã bị thay thế: Một số laptop cũ có thể đã được thay linh kiện như pin, bàn phím, ổ cứng. Nếu linh kiện không chính hãng, chất lượng sẽ không đảm bảo và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy.
- Hiệu suất có thể suy giảm theo thời gian: Một số linh kiện như pin, quạt tản nhiệt, bàn phím có thể bị hao mòn, cần kiểm tra kỹ trước khi mua.
Một vài kinh nghiệm mua laptop cũ
Khi mua một chiếc laptop cũ, chúng ta cần có được những kỹ năng cũng như kinh nghiệm kiểm tra laptop cũ. Từ đó, đưa ra được quyết định có nên mua laptop cũ không.
1. Kiểm tra tổng thể bên ngoài laptop cũ
Trước khi mua laptop cũ, đừng quên kiểm tra bản lề có chắc chắn không, gập mở có trơn tru không. Quan sát kỹ bề mặt, góc cạnh để tránh mua phải máy trầy xước, móp méo hay hư hỏng, đảm bảo đáng với số tiền bạn bỏ ra.
2. Kiểm tra thông tin, cấu hình laptop cũ
Bạn nên kiểm tra thông tin cấu hình để đảm bảo máy đúng như mô tả và chọn phiên bản Windows phù hợp.
Bạn có thể vào BIOS để xem thông số phần cứng hoặc dùng CrystalDiskInfo để kiểm tra ổ cứng có lỗi không. Nếu muốn đánh giá tốc độ máy, hãy chú ý thời gian khởi động – nếu quá chậm, có thể ổ cứng gặp vấn đề hoặc cần nâng cấp SSD để chạy mượt hơn.
3. Kiểm tra màn hình của laptop cũ
Màn hình là yếu tố quan trọng khi chọn laptop cũ, vì chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Để tránh rủi ro, bạn hãy kiểm tra kỹ bằng cách xoay màn hình ở nhiều góc xem hình ảnh có rõ ràng không, có bị mờ, loang màu hay mất nét không. Quan sát kỹ bề mặt màn hình, nếu có vết nứt, xước sâu hoặc giật lag, hãy cân nhắc trước khi mua.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra điểm chết bằng cách:
- Bước 1: Chuột phải trên desktop > Personalize > Background
- Bước 2: Chọn Solid Color, đổi các màu khác nhau.
- Bước 3: Xem có đốm sáng, viền sáng hở hay điểm bất thường không.
4. Kiểm tra pin laptop cũ
Khi mua laptop cũ, pin là linh kiện dễ hao mòn nhất. Hãy dùng Battery Monitor để kiểm tra số lần sạc và dung lượng còn lại. Điều này giúp bạn xác định xem pin vẫn hoạt động tốt hay đã bị hao mòn, đồng thời kiểm tra xem bộ sạc đi kèm có đảm bảo chất lượng hay không.
5. Kiểm tra các chi tiết của laptop cũ
Kiểm tra bàn phím bằng Word, Notepad hoặc KeyBoard Test để phát hiện phím liệt. Thử touchpad bằng thao tác rê, click, nháy đúp, xem có trầy xước không. Cuối cùng, test loa, webcam, micro, cảm biến vân tay (nếu có) để tránh tốn phí sửa chữa.
6. Kiểm tra các cổng kết nối, Wi-Fi, Bluetooth
Độ ổn định của cổng kết nối, WiFi, Bluetooth là yếu tố quan trọng giúp bạn tránh rắc rối khi sử dụng laptop. Hãy kiểm tra bằng cách cắm thử thiết bị ngoại vi vào các cổng USB, HDMI… Nếu laptop không nhận, có thể phần cứng đã gặp lỗi.
Với WiFi, hãy kết nối mạng và di chuyển laptop đến nhiều vị trí khác nhau để kiểm tra độ nhạy. Nếu tín hiệu chập chờn hoặc bắt sóng kém, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua.
7. Kiểm tra thông tin bảo hành laptop cũ
Khi chọn mua laptop cũ, ưu tiên những sản phẩm còn bảo hành chính hãng sẽ giúp bạn an tâm hơn về chất lượng. Ngoài ra, các cửa hàng và đại lý thường có chính sách bao test từ 7 ngày đến 3 tháng, tùy thuộc vào đơn vị cung cấp, giúp bạn kiểm tra máy kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Top 10 laptop cũ đáng mua nhất năm 2025
Laptop SGN gợi ý những mẫu laptop cũ đáng mua nhất hiện nay. Hãy tham khảo ngay để có nhiều thông tin về sản phẩm bạn nhé!
1. Dell Gaming G15 5511
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Intel Core i5-11400H (6 Cores, 12 Threads, Up to 4.5GHz, 12MB Cache)
- Card đồ họa: Nvidia GeForce RTX 3050Ti (4GB GDDR6)
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 3200MHz, có thể mở rộng lên 32GB
- Ổ cứng: SSD 512GB NVMe
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, 120Hz, Anti-glare
Với mức giá khoảng 14.500.000đ, Laptop cũ Dell G15 5511 có thiết kế góc cạnh, cứng cáp. Máy trang bị màn hình 15.6 inch Full HD IPS, tần số quét 120Hz, hiển thị sắc nét, mượt mà. Cấu hình mạnh mẽ với Intel Core i5-11400H và RTX 3050Ti, xử lý tốt mọi loại game và đồ họa nặng, lý tưởng cho game thủ và nhà sáng tạo nội dung.
2. Dell Inspiron 3501
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Intel Core i5-1135G7 (4 Cores, 8 Threads, Up to 4.2GHz, 8MB Cache)
- Card đồ họa: Intel Iris Xe Graphics (Onboard)
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 3200MHz
- Ổ cứng: SSD 256GB NVMe
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
Ở tầm giá khoảng 8.900.000đ, bạn đã có thể sở hữu được Dell Inspiron 3501 cũ. Vậy có nên mua laptop cũ không? Với Intel Core i5 1135G7 thế hệ 11, xung nhịp 2.40 GHz, tối đa 4.2 GHz nhờ Turbo Boost, máy đảm bảo xử lý mượt mà các tác vụ văn phòng và đồ họa 2D nhẹ. Màn hình 15.6 inch Full HD sắc nét, tích hợp chống chói Anti-Glare, giúp giảm mỏi mắt khi làm việc lâu.
3. Lenovo Ideapad 1 Ryzen 5
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: AMD Ryzen 5 7520U (4 Cores, 8 Threads, up to 4.3GHz)
- Card đồ họa: Onboard (AMD Radeon Graphics, tích hợp sẵn trong CPU)
- Bộ nhớ RAM: 8GB LPDDR5
- Ổ cứng: SSD 512GB NVMe
- Màn hình: 15.6″ FullHD (1920 x 1080)
Chỉ với giá laptop cũ là 7.900.000đ, Lenovo IdeaPad 1 Ryzen 5 dùng chip AMD Ryzen 5 7520U, 4 nhân 8 luồng, xung nhịp tối đa 4.3GHz, đảm bảo đa nhiệm mượt mà. Máy trang bị RAM LPDDR5 5500MHz 8GB, giúp mở nhiều tab, chạy ứng dụng nặng mà không giật lag. Hệ thống Dolby Audio mang đến âm thanh sống động, lý tưởng cho xem phim, nghe nhạc, họp online.
4. Dell Latitude 5310
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Intel Core i7-10610U (4 Cores, 8 Threads, up to 4.9GHz)
- Card đồ họa: Intel UHD Graphics (Onboard)
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 (nâng cấp tối đa 32GB)
- Ổ cứng: SSD 256GB NVMe
- Màn hình: 13″ FullHD (1920 x 1080), tấm nền IPS
Dell Latitude 5310 là máy tính xách tay cũ sở hữu vi xử lý Intel Core i7-10610U, 4 nhân 8 luồng, tốc độ tối đa 4.90GHz. Card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe Graphics giúp xử lý hình ảnh mượt mà, đáp ứng tốt nhu cầu làm việc và giải trí.
Đây là dòng laptop 2hand có mức giá 8.900.000đ, sở hữu màn hình viền mỏng kết hợp công nghệ chống chói (Anti-glare) giúp giảm lóa khi làm việc ngoài trời, bảo vệ mắt khi sử dụng lâu dài. Bàn phím có hành trình phím tối ưu, độ nảy tốt, hỗ trợ nhập liệu nhanh và chính xác.
5. HP Zbook Studio G7
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Intel Core i7-10850H (6 Cores, 12 Threads, Up to 5.1GHz, 12MB Cache)
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro T1000 Max-Q Design 4GB GDDR5
- Bộ nhớ RAM: 32GB DDR4 2933MHz
- Ổ cứng: 512GB M.2 PCIe NVMe SSD
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
Tầm giá khoảng 19.900.000đ, HP Zbook Studio G7 được trang bị vi xử lý Intel Core i7-10850H, xung nhịp tối đa 5.1GHz, giúp xử lý mượt mà các tác vụ nặng. Đi kèm là card đồ họa NVIDIA Quadro T1000, tối ưu cho các ứng dụng chuyên nghiệp.
Hệ thống tản nhiệt Vapor Chamber giúp kiểm soát nhiệt độ CPU và GPU hiệu quả. Ngoài ra, HP còn tích hợp hệ thống âm thanh Bang & Olufsen cao cấp, mang lại trải nghiệm âm thanh sống động, sắc nét.
6. Lenovo Thinkpad P1 Gen 2
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Intel Core i7-9850H (6 Cores, 12 Threads, Up to 4.6GHz, 12MB Cache)
- Card đồ họa: NVIDIA Quadro T1000 4GB GDDR5
- Bộ nhớ RAM: 16GB DDR4 2666MHz
- Ổ cứng: 512GB M.2 PCIe NVMe SSD
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
Dù là laptop 2hand, Lenovo ThinkPad P1 Gen 2 vẫn là lựa chọn mạnh mẽ cho người dùng cần hiệu suất cao. Máy được trang bị Intel Core i7-9850H, tối ưu cho các tác vụ nặng như dựng video 4K, lập trình AI, thiết kế 3D. Máy hỗ trợ RAM tối đa 64GB DDR4 và SSD NVMe lên đến 2TB, đảm bảo khởi động nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn mà không lo giật lag.
7. HP Envy x360 Convert 13 ay1056AU R7
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: AMD Ryzen 7 – 5800U
- Card đồ họa: Card tích hợp – AMD Radeon Graphics
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 3200MHz
- Ổ cứng: 256 GB SSD NVMe PCIe
- Màn hình: 13.3″ FHD, 60Hz, 100% sRGB
Với mức giá 11.500.000đ, HP ENVY x360 nổi bật với vi xử lý AMD Ryzen™ 7-5800U, xung nhịp từ 1.9GHz và có thể tăng tốc lên 4.4GHz nhờ Turbo Boost. Ổ cứng SSD NVMe giúp máy khởi động nhanh, mở ứng dụng mượt mà. Thiết kế màn hình cảm ứng xoay 360 độ biến HP ENVY x360 thành một thiết bị 2 trong 1, linh hoạt chuyển đổi giữa chế độ laptop và tablet, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu làm việc và giải trí di động.
8. MSI Gaming GF63
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Intel Core i5-11400H (6 Cores, 12 Threads, up to 4.5GHz)
- Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1650 (4GB GDDR6)
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 3200MHz (hỗ trợ nâng cấp tối đa 64GB)
- Ổ cứng: SSD 512GB NVMe
- Màn hình: 15.6″ FullHD (1920 x 1080), tấm nền IPS, tần số quét 144Hz
Nếu bạn đang có 13.490.000đ, hãy mua ngay MSI Gaming GF63. Máy sở hữu hiệu năng mạnh mẽ nhờ bộ vi xử lý Intel Core i5-11400H. Nếu bạn băn khoăn có nên mua laptop cũ không, thì với mức giá này, lựa chọn một chiếc máy mới như MSI Gaming GF63 sẽ đảm bảo hiệu suất ổn định và bền bỉ hơn. Máy đi kèm ổ cứng SSD 512GB, giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu và cung cấp không gian lưu trữ thoải mái.
Thiết kế đậm chất gaming với khe tản nhiệt lớn giúp tối ưu khả năng làm mát. Màn hình kích thước rộng, độ phân giải cao, sử dụng tấm nền IPS cùng dải màu sắc rộng, đảm bảo hiển thị hình ảnh sắc nét, chân thực.
9. HP 245 G9 Ryzen 5
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: AMD Ryzen 5 5625U (6 Cores, 12 Threads, Up to 4.3GHz, 16MB Cache)
- Card đồ họa: AMD Radeon Vega Graphics (Onboard)
- Bộ nhớ RAM: 8GB DDR4 3200MHz
- Ổ cứng: SSD 256GB NVMe
- Màn hình: 14″ FHD IPS, 1920 x 1080, 60Hz, Anti-glare
Laptop HP 245 G9 là dòng máy tính xách tay cũ có mức giá 9.900.000đ. Được trang bị bộ vi xử lý AMD Ryzen 5-5625U, giúp tối ưu hiệu suất và tiết kiệm năng lượng đáng kể. Bộ nhớ trong 256GB SSD mang lại không gian lưu trữ rộng rãi, hỗ trợ người dùng cài đặt ứng dụng dễ dàng. Máy sở hữu đầy đủ các cổng USB, HDMI, USB Type-C, jack tai nghe và LAN, đáp ứng mọi nhu cầu làm việc và giải trí.
10. Apple MacBook Pro 13 M1
Cấu hình chi tiết:
- Vi xử lý: Apple M1 (8 nhân CPU, 8 nhân GPU, Neural Engine 16 nhân)
- Bộ nhớ RAM: 8GB (LPDDR4X)
- Ổ cứng: SSD 512GB
- Màn hình: 13.3 inch Retina (QHD, True Tone)
MacBook Pro 13 có mức giá 18.900.000đ, dùng chip Apple M1, CPU 8 lõi (4 lõi hiệu suất cao, 4 lõi tiết kiệm điện) cho tốc độ nhanh, tiết kiệm pin. Màn hình Retina 13 inch (2560×1600 pixel) sắc nét, công nghệ TrueTone tự động điều chỉnh màu theo môi trường. Bàn phím Magic Keyboard (cơ chế cắt kéo) gõ êm, hành trình phím 1mm, hạn chế kẹt phím.
Lời kết
Có nên mua laptop cũ không là một lựa chọn đáng cân nhắc. Nó thể giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng cần phải kiểm tra kỹ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn phù hợp. Nếu đang tìm địa chỉ mua laptop cũ uy tín, hãy tham khảo tại Laptop SGN.
FAQs
1. Sinh viên nên mua laptop cũ hay mới để học hiệu quả?
Nếu ngân sách hạn chế, laptop cũ là lựa chọn tiết kiệm, nhưng cần kiểm tra kỹ chất lượng và bảo hành. Nếu cần dùng lâu dài và đảm bảo hiệu suất ổn định, laptop mới là phương án tốt hơn.
2. Mua laptop cũ ở đâu uy tín để tránh rủi ro và chế độ bảo hành tốt?
Để mua laptop cũ chất lượng, sinh viên nên lựa chọn các cửa hàng uy tín chuyên về laptop second-hand hoặc các trung tâm bán hàng có chính sách bảo hành rõ ràng. Laptop SGN là sự lựa chọn thích hợp với đa dạng mẫu máy và đa dạng dịch vị
3. Laptop cũ với CPU Intel hay AMD sẽ phù hợp hơn cho sinh viên?
Intel phù hợp với nhu cầu học tập cơ bản, pin tốt, ổn định. AMD mạnh mẽ hơn, giá tốt, phù hợp với đồ họa, lập trình. Chọn dòng từ Intel i5/i7 Gen 8+ hoặc AMD Ryzen 5/7 Gen 4000+ để đảm bảo hiệu suất.
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào ngôi sao để đánh giá!