Có nên mua ThinkPad cũ? Hướng dẫn chọn máy bền, khỏe, giá tốt 2025

Có nên mua ThinkPad cũ? ThinkPad nổi tiếng với độ bền, hiệu suất ổn định, nhưng liệu mua máy cũ có đáng không? Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc laptop mạnh với giá tốt, hãy xem ngay bí quyết chọn ThinkPad cũ chất lượng dưới đây!

Lợi ích của việc mua laptop thinkpad cũ

Khi mua laptop cũ, bạn sẽ có một vài lợi ích như tiết kiệm chi phí, có nhiều sự lựa chọn hơn. Thế nên hiện nay rất nhiều người săn đón những chiếc laptop cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

1. Giá trị về thương hiệu uy tín

ThinkPad luôn được đánh giá cao về độ bền, hiệu suất ổn định và giữ giá tốt. Đây là lựa chọn hàng đầu của dân công nghệ, lập trình viên và doanh nhân. Nếu ngân sách hạn chế, một chiếc ThinkPad cũ vẫn đảm bảo hiệu năng mạnh mẽ.

2. Thiết kế mỏng nhẹ, phù hợp với mọi nhu cầu

Dưới đây là một vài ví dụ điển hình để chứng minh cho việc Laptop ThinkPad được thiết kế mỏng, nhẹ:

Mẫu máy Cân nặng Độ dày
ThinkPad X1 Carbon 1,1kg 0,65 inch
ThinkPad X1 Yoga 1,27kg 0,66 inch
ThinkPad T460s 1,3kg 0,74 inch
ThinkPad 13 1,4kg 0,78 inch
ThinkPad X260 1,4 / 1,6 kg 0,8 inch

3. Tiết kiệm chi phí

Bạn đang băn khoăn liệu có nên mua laptop ThinkPad cũ không? Mua laptop ThinkPad cũ giúp bạn tiết kiệm đáng kể so với máy mới. Đây là lựa chọn lý tưởng cho sinh viên, người mới đi làm cần máy bền giá tốt. Khoản tiết kiệm có thể dùng cho nhu cầu khác mà không áp lực tài chính.

4. Đa dạng sự lựa chọn

Khi mua laptop cũ, bạn có nhiều lựa chọn hơn so với máy mới. Nếu ngân sách giới hạn, thì laptop đã qua sử dụng lại mở ra cơ hội sở hữu từ các mẫu phổ thông đến cao cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm được thiết bị phù hợp với nhu cầu mà không bị bó buộc vào một phân khúc nhất định.

5. Sở hữu sản phẩm 2in1

Lenovo ThinkPad X1 Yoga là một trong những dòng laptop 2-trong-1 ấn tượng nhất của ThinkPad. Nổi bật với màn hình sắc nét tái tạo hơn 100% gam màu sRGB, trọng lượng nhẹ và thời lượng pin bền bỉ, đáp ứng nhu cầu làm việc di động. Trong khi đó, ThinkPad X1 Tablet mang đến sự linh hoạt với thiết kế có thể tháo rời, màn hình chất lượng cao và tùy chọn bàn phím rời.

ThinkPad với thiết kế độc đáo 2in1

6. Thời lượng pin ấn tượng

Những dòng laptop ThinkPad có tùy chọn pin 6-cell hoặc 9-cell, dùng đến 17 giờ sau mỗi lần sạc. Công nghệ Power Bridge cho phép thay pin mà không cần tắt máy. Nếu cần máy mỏng nhẹ, ThinkPad X1 Carbon và ThinkPad 13 vẫn đảm bảo 9 giờ pin.

7. Màn hình sắc nét

Khi chọn mua Lenovo ThinkPad, bạn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu, từ độ phân giải màn hình đến kiểu hiển thị cảm ứng hoặc không cảm ứng. Nếu có tùy chọn Full HD, hãy ưu tiên để có trải nghiệm hiển thị sắc nét hơn. Nếu bạn thích thiết kế truyền thống và không cần cảm ứng, phiên bản màn hình tiêu chuẩn là lựa chọn hợp lý.

8. Bộ bàn phím được đánh giá là tốt nhất thế giới

Bàn phím ThinkPad được thiết kế tối ưu để ôm trọn đầu ngón tay, mang đến trải nghiệm gõ thoải mái. Dòng laptop Lenovo ThinkPad có sự khác biệt nhất định giữa các model. Nhưng ngay cả phiên bản kém nổi bật nhất vẫn sở hữu bàn phím chất lượng so với các sản phẩm cùng phân khúc.

Bộ bàn phím có độ nảy và gõ tốt nhất trong phân khúc

9. Cấu hình hoạt động mạnh mẽ, ổn định

Hầu hết các mẫu Lenovo ThinkPad tiêu chuẩn được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i3, Core i5 hoặc Core i7, đáp ứng tốt hầu hết mọi nhu cầu. Nếu bạn cần hiệu suất mạnh mẽ hơn để xử lý mô hình 3D, thiết kế CAD hay các tác vụ kỹ thuật chuyên sâu, dòng ThinkPad P sẽ là lựa chọn lý tưởng.

10. Chính sách bảo hành hấp dẫn

Chế độ bảo hành cho máy tính cũ thường tương tự như máy mới, nhưng thời gian có thể thay đổi tùy theo dòng sản phẩm. Một số thiết bị vẫn được hỗ trợ bảo hành trong vài tháng, tùy thuộc vào chính sách của nhà sản xuất hoặc đơn vị bán hàng.

Có nên mua laptop ThinkPad cũ?

Khi cân nhắc có nên mua laptop ThinkPad cũ, nhiều người thường đặt yếu tố nhu cầu sử dụng và chi phí lên hàng đầu. ThinkPad vốn nổi tiếng với độ bền, hiệu suất ổn định, nên nếu chọn được một chiếc máy còn tốt, đây chắc chắn là lựa chọn hợp lý và kinh tế.

Mua ngay cho mình một chiếc ThinkPad để chiến mọi tác vụ

Nếu ThinkPad cũ vẫn đáp ứng được công việc, học tập hay giải trí của bạn mà mức giá lại dễ chịu hơn đáng kể so với máy mới, thì không có lý do gì để bỏ qua. Đặc biệt, những dòng ThinkPad cao cấp từ Lenovo vẫn giữ được giá trị sử dụng lâu dài, đáng để cân nhắc.

Top 5 laptop Lenovo ThinkPad cũ giá rẻ

Dưới đây là top 5 dòng laptop Lenovo ThinkPad được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Xem cấu hình để đưa ra quyết định liệu có nên mua thinkPad cũ không?

1. Lenovo Thinkpad E16

Lenovo Thinkpad E16 sở hữu cấu hình cực mạnh

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Core i7-1355U (10 Cores, 12 Threads, Up to 5.0GHz, 12MB Cache)
  • RAM: 16GB DDR4 3200MHz
  • Ổ cứng: 1TB M.2 PCIe NVMe SSD
  • Màn hình: 16″ FHD+ IPS, 1920 x 1200, Anti-glare
  • VGA: Intel Iris Xe Graphics (Onboard)

Với tầm giá 15.900.000đ, ThinkPad E16 trang bị Intel Core i7 thế hệ 13, mang đến hiệu suất xử lý nhanh chóng. Máy sử dụng đồ họa tích hợp, đảm bảo hiển thị hình ảnh mượt mà, sắc nét. Bàn phím thiết kế với khoảng cách phím hợp lý, giúp hạn chế nhập liệu nhầm. Màn hình 16 inch, gam màu 100% sRGB, mang đến chất lượng hiển thị sống động.

2. Lenovo Thinkpad P1 Gen một

Lenovo Thinkpad P1 Gen 1 phù hợp cho thiết kế đồ họa

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Core i7-8850H (6 Cores, 12 Threads, Up to 4.3GHz, 9MB Cache)
  • RAM: 32GB DDR4 2666MHz
  • Ổ cứng: 512GB M.2 PCIe NVMe SSD
  • Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, 60Hz, Anti-glare
  • VGA: NVIDIA Quadro P2000 4GB GDDR5

Chỉ với 10.900.000đ, bạn đã có thể sở hữu Thinkpad P1 Gen 1 được thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp cho ai làm đồ họa và công nghệ. Máy được trang bị vi xử lý Intel Core i7 kết hợp với card đồ họa NVIDIA Quadro P2000. Cho phép laptop xử lý nhanh các tác vụ nặng, đi cùng với đó là màn hình sắc nét, góc rộng, đảm bảo hình ảnh chính xác.

3. Lenovo ThinkPad P50 Xeon

Lenovo ThinkPad P50 Xeon dùng làm máy trạm với bộ vi xử lý mượt mà

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Xeon E3-1505 v3 (4 Cores, 8 Threads, up to 3.7GHz).
  • RAM: 32GB DDR4.
  • Ổ cứng: SSD 512GB.
  • Màn hình: 15.6″ 4K (3840 x 2160), hiển thị sắc nét, màu sắc sống động.
  • VGA: Nvidia Quadro M2000M 4GB GDDR5

Với 15.990.000đ, bạn đã có thể mua cho mình dòng máy trạm ThinkPad P50 Xeon. Intel Xeon là bộ vi xử lý mạnh mẽ, giúp tối ưu hiệu suất cho các tác vụ chuyên sâu. Dòng CPU này hỗ trợ RAM ECC, giúp tự động sửa lỗi, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định. ThinkPad P50 4K mang đến hình ảnh sắc nét, độ phủ màu sRGB 98%, lý tưởng cho thiết kế và chỉnh sửa video.

4. Lenovo Thinkpad T440s

Lenovo Thinkpad T440s sở hữu hệ thống loa nghe cực đã

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Core i7-4600U (2 Cores, 4 Threads, Up to 3.3GHz, 4MB Cache)
  • RAM: 8GB DDR3L 1600MHz
  • Ổ cứng: 120GB M.2 SATA SSD
  • Màn hình: 14″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
  • VGA: Intel HD Graphics 4400 (Onboard)

Với mức giá cực rẻ chỉ với 6.300.000đ, Thinkpad T440s được trang bị vi xử lý Intel Core i7-4600U thế hệ thứ tư tốc độ 1,6 GHz, RAM 8GB và ổ cứng SSD 120GB. Hệ thống âm thanh Dolby v4 tái tạo âm thanh chân thực, sắc nét. Bàn phím có đèn nền hỗ trợ thao tác trong điều kiện thiếu sáng, đảm bảo trải nghiệm gõ mượt mà, không độ trễ.

5. Lenovo Thinkpad X1 Carbon Gen 3

Lenovo Thinkpad X1 Carbon Gen 3 được nhiều người dùng ưa chuộng

Thông số kỹ thuật:

  • CPU: Intel Core i5-5300U (2 nhân, xung nhịp tối đa 2.9GHz).
  • RAM: 8GB DDR3L (hàn trên main, không nâng cấp).
  • Màn hình: 14 inch 2K (2560 x 1440), cảm ứng (Touchscreen).
  • VGA: Intel HD Graphics 5500 (Onboard).

Với ngân sách khoảng 11 triệu đồng, ThinkPad X1 Carbon Gen 3 chính là lựa chọn đáng cân nhắc. Máy có thiết kế mỏng nhẹ, chỉ 1,3kg, kiểu dáng tối giản nhưng vẫn toát lên vẻ cao cấp. Hệ thống cổng kết nối đầy đủ gồm USB, HDMI, jack 3.5mm, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng hàng ngày. Pin duy trì từ 2,5 đến 4 tiếng tùy tình trạng máy. 

Bí quyết chọn mua laptop Lenovo cũ chất lượng

Để mua được một chiếc laptop ưng ý, ngoài thiết kế bên ngoài. Chúng ta cần có kinh nghiệm để kiểm tra cấu hình máy chi tiết để không bị thất vọng khi mua laptop cũ.

1. Kiểm tra tình trạng pin

Khi chọn mua laptop cũ, pin là một yếu tố quan trọng cần kiểm tra để đảm bảo thiết bị còn sử dụng tốt. Dưới đây là hai cách đơn giản để đánh giá tình trạng pin:

Dùng thử thực tế: Sử dụng 30 phút, nếu pin chỉ giảm 10 – 20%, pin còn tốt. Nếu tụt nhanh, pin có thể đã chai.

Kiểm tra bằng lệnh CMD

  • Nhấn Windows + R, gõ “cmd”, sau đó nhấn Enter.
  • Nhập lệnh “powercfg /batteryreport”, nhấn Enter.
  • Mở tệp battery-report.html, kiểm tra mục Installed batteries.
  • So sánh Design Capacity và Full Charge Capacity để biết mức độ chai pin:
    • 0%: Pin còn tốt.
    • 1 – 50%: Chai nhẹ, vẫn dùng được.
    • 50 – 100%: Chai nặng, nên thay pin.

2. Kiểm tra cấu hình máy

Khi mua laptop, bạn không nên chỉ tin vào thông tin từ người bán mà cần kiểm tra lại cấu hình thực tế để đảm bảo đúng với mô tả. Để làm điều này, bạn có thể truy cập vào Cài đặt (Settings), chọn Hệ thống (System), sau đó cuộn xuống và nhấp vào Giới thiệu (About)

3. Kiểm tra ngoại hình máy

Kiểm tra xem vỏ có bị trầy xước, nứt vỡ hay móp méo không. Đặc biệt, các khớp nối, bản lề và tấm che linh kiện cần phải chắc chắn, không lỏng lẻo. Nếu phát hiện khe hở hoặc vết nứt, rất có thể máy đã từng bị va đập mạnh hoặc đã được sửa chữa.

4. Kiểm tra ổ cứng, dung lượng

Để đánh giá nhanh tình trạng ổ cứng, bạn có thể dùng phần mềm chuyên dụng như Hard Disk Sentinel. Công cụ này sẽ quét và đưa ra báo cáo chi tiết về sức khỏe ổ cứng, giúp bạn xác định liệu nó còn hoạt động ổn định hay đã có dấu hiệu hỏng hóc.

Kiểm tra ổ cứng đảm bảo máy vẫn hoạt động bình thường

5. Kiểm tra màn hình

Để kiểm tra lỗi hở sáng hay điểm chết, hãy mở một hình nền trắng và một hình nền đen. Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn, bạn có thể dùng phần mềm như Dead Pixel Tester. Giúp hiển thị nhiều màu sắc khác nhau để phát hiện các lỗi hiển thị tiềm ẩn.

6. Kiểm tra giá thành

Laptop cũ có mức giá thấp hơn đáng kể so với hàng mới, với mức chênh lệch có thể từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng. Giá bán sẽ phụ thuộc vào độ hao mòn, hiệu suất, ngoại hình, thời lượng pin và đời máy.

7. Đi cùng người có kinh nghiệm

Khi chọn mua laptop cũ, hãy tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để tránh rủi ro. Nếu có thể, cùng họ kiểm tra trực tiếp sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và tính phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Lời kết

Bạn đang băn khoăn có nên mua ThinkPad cũ hay không? Bài viết tại Laptop SGN đã giúp bạn hiểu rõ cũng như đã gợi ý những mẫu máy đáng cân nhắc. Hy vọng bạn sẽ chọn được chiếc laptop phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và làm việc!

FAQs

1. Sinh viên nên mua laptop Lenovo cũ hay mới để phục vụ học tập?

Điều này phụ thuộc vào ngân sách và nhu cầu sử dụng của từng sinh viên. Nếu bạn cần một chiếc laptop bền bỉ, hiệu năng tốt nhưng tài chính hạn chế, laptop ThinkPad cũ là lựa chọn đáng cân nhắc.

2. Cấu hình laptop Lenovo cũ nào phù hợp cho sinh viên học tập và làm việc?

Sinh viên nên ưu tiên laptop có CPU từ Intel Core i5 hoặc Ryzen 5 trở lên, RAM tối thiểu 8GB và SSD 256GB để đảm bảo tốc độ xử lý tốt. Nếu học các ngành thiết kế, lập trình hoặc kỹ thuật, hãy chọn máy có card đồ họa rời như NVIDIA hoặc AMD để hỗ trợ các phần mềm chuyên dụng.

3. Mua laptop Lenovo cũ ở đâu uy tín, đảm bảo chất lượng?

Để mua laptop Lenovo cũ chất lượng, bạn nên tìm đến các cửa hàng có chính sách bảo hành rõ ràng, hỗ trợ kiểm tra máy trước khi mua. Tại Laptop SGN cung cấp dịch vụ mua laptop mới, cũ và cho thuê. Hãy đến ngay để được tư vấn và mua về cho mình một chiếc laptop cực xịn bạn nhé.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN KHUYẾN MẠI

TIN TỨC MỚI NHẤT

TIN TỨC KHÁC

HotlineZaloGG maps