Mua laptop ThinkPad cũ nhưng không chắc chắn về chất lượng? Đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 5 cách test laptop ThinkPad cũ chi tiết nhất năm 2025. Cách kiểm tra thinkpad cũ giúp bạn dễ dàng kiểm tra tình trạng máy và tránh những rủi ro không đáng có.
Lợi ích và rủi ro khi mua laptop thinkpad cũ
Trước khi biết cách test laptop ThinkPad cũ khi mua laptop. Bạn nên nắm cho mình một vài lợi ích cũng như rủi ro để biết cách mua cho đúng.
1. Lợi ích khi mua laptop ThinkPad cũ
- Giá thành hợp lý: Tiết kiệm từ 30-50% chi phí so với mua máy mới mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
- Bảo vệ môi trường: Giảm lượng rác thải điện tử, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên và góp phần vào xu hướng tiêu dùng bền vững.
- Giảm thiểu mất giá: Laptop mới thường mất giá nhanh trong vài năm đầu, trong khi laptop cũ đã qua giai đoạn khấu hao, giúp bạn tối ưu khoản đầu tư.
- Cơ hội sở hữu laptop cao cấp giá tốt: Dễ dàng tiếp cận các dòng Lenovo ThinkPad với cấu hình mạnh, mức giá hợp lý, thay vì phải chi trả số tiền lớn cho máy mới.
2. Rủi ro khi mua laptop ThinkPad cũ
- Mua hàng kém chất lượng: Laptop có thể là hàng dựng, linh kiện đã bị thay thế hoặc từng qua sửa chữa nhiều lần. Hiệu suất hoạt động không ổn định, dễ gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
- Giá bán không phản ánh đúng giá trị thực: Một số nơi bán có thể đẩy giá cao hơn so với giá trị thực tế của máy. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể mua phải sản phẩm không xứng đáng với số tiền bỏ ra.
- Bảo hành mập mờ hoặc không có bảo hành: Nhiều đơn vị không cung cấp bảo hành hoặc chỉ bảo hành trong thời gian rất ngắn. Khi gặp lỗi sau khi mua, bạn có thể phải tự chi trả toàn bộ chi phí sửa chữa.
- Nguy cơ mua phải laptop đã qua sửa chữa nhiều lần: Máy có thể đã bị thay thế nhiều linh kiện, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ. Ví dụ như hỏng mainboard, card đồ họa hoặc pin chai nhanh,…
5 cách test laptop ThinkPad cũ trước khi mua
Laptop SGN gợi ý cho bạn những cách kiểm tra ThinkPad cũ một cách chi tiết nhất. Xem ngay kẻo bỏ lỡ bạn nhé!
1. Kiểm tra tổng thể ngoại hình
Bước quan trọng đầu tiên là kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bên ngoài của máy. Vì đây là sản phẩm đã qua sử dụng, bạn cần quan sát xem vỏ máy có bị móp méo, trầy xước hay có dấu hiệu hư hỏng nào không. Đặc biệt, hãy kiểm tra phần đáy của máy, bản lề và khung sườn để đảm bảo chúng còn chắc chắn, không bị bung nắp hay thiếu ốc vít.
Sau đó, mở màn hình để xem liệu có điểm chết, vệt sáng hay bất kỳ lỗi hiển thị nào không. Đồng thời, đừng quên thử các bộ phận quan trọng khác như bàn phím, touchpad, các cổng kết nối và camera để đảm bảo tất cả đều hoạt động ổn định.
2. Xác minh nguồn gốc và xuất xứ của máy
Đây là một cách test laptop ThinkPad cũ quan trọng. Việc kiểm tra xuất xứ giúp bạn an tâm hơn khi mua laptop ThinkPad cũ, tránh gặp phải hàng giả hoặc thiết bị kém chất lượng. Để thực hiện, hãy kiểm tra số serial (số sê-ri), thường được in dưới đáy laptop hoặc bên dưới pin. Ngoài ra, bạn có thể truy cập BIOS bằng cách nhấn F1 khi khởi động để tìm thông tin chi tiết trong tab Main.
Sau khi có số sê-ri, hãy nhập nó vào trang kiểm tra chính hãng của Lenovo tại Lenovo Services. Hệ thống sẽ cung cấp thông tin về xuất xứ, thời gian bảo hành và trạng thái thiết bị, giúp bạn xác định xem laptop có phải là hàng chính hãng hay không.
3. Kiểm tra bảo hành laptop Thinkpad cũ
Khi mua một chiếc laptop ThinkPad đã qua sử dụng, việc kiểm tra thời hạn bảo hành là rất quan trọng để nắm được tình trạng thực tế của thiết bị. Điều này giúp bạn biết được máy còn trong thời gian bảo hành chính hãng hay đã hết hạn, liệu có từng được sửa chữa hay thay thế linh kiện hay chưa.
Để kiểm tra thông tin bảo hành một cách nhanh chóng, bạn có thể truy cập trang web chính thức của Lenovo và sử dụng tính năng tra cứu theo số serial. Chỉ cần nhập số serial của máy vào công cụ kiểm tra, hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về trạng thái bảo hành, thời gian còn lại cũng như lịch sử sửa chữa (nếu có).
4. Kiểm tra số serial laptop ThinkPad cũ
Thông thường, số serial (Serial Number – SN) của laptop ThinkPad được dán ở mặt dưới của máy hoặc bên trong khoan pin đối với một số mẫu cũ. Đây là thông tin quan trọng giúp bạn tra cứu tình trạng bảo hành và xác định tính xác thực của sản phẩm.
Nếu nhãn dán trên laptop bị mờ hoặc bạn muốn xác minh nhanh chóng số serial ngay trên hệ điều hành, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Nhấn Windows + R để mở cửa sổ Run.
- Nhập cmd và nhấn OK để mở Command Prompt.
- Gõ lệnh sau và nhấn Enter: “wmic bios get serialnumber”
Màn hình sẽ hiển thị số serial của máy, từ đó bạn có thể đối chiếu với thông tin trên trang web chính thức của Lenovo để kiểm tra bảo hành và nguồn gốc sản phẩm.
5. Kiểm tra phần mềm, loa và cấu hình bên trong của laptop Thinkpad cũ
Trước khi mua laptop, bạn nên thực hiện cách test laptop ThinkPad cũ. Hãy khởi động máy và sử dụng nó trong 30 – 45 phút để đánh giá hiệu suất. Tiếp đến, bạn tiến hành xem những thông số như RAM, ổ cứng, CPU, và card đồ họa,…
Sau đó, bạn nên test bàn phím bằng cách lên google tìm kiếm trang “keytest.vn” để tiến hành kiểm tra bàn phím. Bạn có thể test loa bằng cách mở đoạn nhạc hoặc phim để check xem loa có bị rè không. Cuối cùng kiểm tra những cổng kết nối xem chúng còn hoạt động bình thường không bằng cách kết nối tất cả những cổng mà laptop đó có.
Top 5 laptop thinkpad cũ đáng mua nhất
Sau khi đã biết được cách test laptop ThinkPad cũ, thì đây chính là cơ hội cho bạn rinh về cho mình một chiếc laptop bền bỉ, chất lượng.
1. Lenovo Thinkpad E15 Gen 1 Cũ
Thông số cấu hình:
- CPU: Intel Core i5-10210U (4 Cores, 8 Threads, Up to 4.2GHz, 6MB Cache)
- VGA: Intel UHD Graphics (Onboard)
- RAM: 16GB DDR4 2666MHz
- Storage: 512GB M.2 PCIe NVMe SSD
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
Chỉ với 17.000.000đ, Thinkpad E15 được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5-10210U, xung nhịp tối đa lên đến 4.2GHz, có khả năng xử lý mượt mà các tác vụ nặng. Nhờ kết hợp với 16GB RAM và ổ cứng SSD 512GB, chiếc laptop này không chỉ nhanh chóng mà còn cung cấp không gian lưu trữ rộng rãi, giúp bạn dễ dàng làm việc đa nhiệm mà không gặp phải tình trạng giật lag.
Với màn hình 15.6 inch Full HD và công nghệ IPS, giúp mang lại trải nghiệm sắc nét và màu sắc chính xác, lý tưởng cho cả công việc và giải trí. Ngoài ra mày còn được trang bị viên pin 3 cells cho thời gian sử dụng liên tục từ 3 đến 4 tiếng, giúp bạn có thể hoàn thành công việc mà không cần phải lo lắng về việc sạc pin.
2. Lenovo Thinkpad P1 Gen 2 Cũ
Thông số cấu hình:
- CPU: Intel Core i7-9850H (6 Cores, 12 Threads, Up to 4.6GHz, 12MB Cache)
- VGA: NVIDIA Quadro T1000 4GB GDDR5
- RAM: 16GB DDR4 2666MHz
- Storage: 512GB M.2 PCIe NVMe SSD
- Màn hình: 15.6″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
Lenovo ThinkPad P1 Gen 2 Cũ sở hữu vi xử lý Intel Core i7-9850H kết hợp với card đồ họa Nvidia Quadro T1000/T2000. Cấu hình này giúp xử lý mượt các tác vụ nặng như render video 4K và lập trình AI. Máy hỗ trợ, tối ưu cho AutoCAD và Adobe Premiere, cùng với RAM 64GB DDR4 và SSD NVMe 2TB giúp xử lý nhanh chóng.
Giá sản phẩm hiện tại là 13.900.000đ tại Laptop SGN, máy còn được trang bị bàn phím có hành trình 1.8mm và Touchpad lớn mang lại trải nghiệm sử dụng thoải mái. Máy còn có các tính năng bảo mật cao như cảm biến vân tay, Windows Hello và ThinkShutter bảo vệ webcam, đảm bảo an toàn dữ liệu.
3. Lenovo Thinkpad L13 Cũ
Thông số cấu hình:
- CPU: Intel Core i5-10310U (4 Cores, 8 Threads, up to 4.4GHz)
- VGA: Intel UHD Graphics (Onboard)
- RAM: 16GB DDR4 (hỗ trợ nâng cấp tối đa 32GB)
- Storage: SSD 256GB NVMe (hỗ trợ nâng cấp)
- Màn hình: 13.3″ FullHD IPS (1920 x 1080), hiển thị sắc nét, góc nhìn rộng.
Với mức giá chỉ 10.900.000đ, ThinkPad L13 được trang bị vi xử lý Intel Core i5-10310U với 4 nhân, 8 luồng, đạt xung nhịp tối đa 4.40 GHz, giúp xử lý mượt mà các tác vụ từ văn phòng đến thiết kế 2D. Máy sở hữu RAM 16GB DDR4 2667MHz cho khả năng đa nhiệm tốt và ổ cứng SSD NVMe 256GB tốc độ cao, bảo mật dữ liệu với chứng chỉ OPAL 2.0.
Màn hình 13.3 inch Full HD cảm ứng đa điểm với tấm nền IPS cho hình ảnh sắc nét và góc nhìn rộng. Độ sáng 300 nits và không gian màu 65% Gam sRGB đáp ứng nhu cầu thiết kế cơ bản. Viền màn hình siêu mỏng và bàn phím có hành trình phím sâu, mang lại cảm giác gõ êm ái, lý tưởng cho công việc văn phòng.
4. Lenovo Thinkpad T14s Gen 2 Cũ
Thông số cấu hình:
- CPU: Intel Core i7-1185G7 (4 Cores, 8 Threads, Up to 4.8GHz, 12MB Cache)
- VGA: Intel Iris Xe Graphics (Onboard)
- RAM: 16GB DDR4 3200MHz
- Storage: 512GB M.2 PCIe NVMe SSD
- Màn hình: 14″ FHD IPS, 1920 x 1080, Anti-glare
Chỉ với giá 13.900.000đ, ThinkPad T14s Gen 2 cũ đã được trang bị vi xử lý Intel Core i7-1185G7 vPro với tốc độ lên đến 4.8GHz, mang lại hiệu suất mạnh mẽ cho công việc văn phòng. Máy có 16GB RAM LPDDR4x và ổ SSD 256GB PCIe NVMe, giúp đa nhiệm mượt mà và khởi động ứng dụng nhanh chóng.
Với màn hình 14 inch Full HD IPS với góc nhìn rộng và khả năng chống chói, phù hợp cho công việc ngoài trời. Với giải pháp bảo mật ThinkShield, cảm biến vân tay và camera IR hỗ trợ Windows Hello, ThinkPad T14s Gen 2 Cũ đảm bảo bảo mật thông tin người dùng. Pin 57Wh cho thời gian sử dụng lên đến 8-10 giờ và công nghệ sạc nhanh Rapid Charge sạc từ 0% lên 80% trong 1 giờ.
5. Lenovo Thinkpad X1 Carbon Gen 3 Cũ
Alt text: Lenovo Thinkpad X1 Carbon Gen 3 bán chạy trong cùng phân khúc
Thông số cấu hình:
- CPU: Intel Core i5-5300U (2 nhân, xung nhịp tối đa 2.9GHz)
- VGA: Intel HD Graphics 5500 (Onboard)
- RAM: 8GB DDR3L (hàn trên main, không nâng cấp)
- Storage: 256GB SSD (M.2 PCIe NVMe)
- Màn hình: 14 inch 2K (2560 x 1440), cảm ứng (Touchscreen)
Với mức giá thấp tầm 11.500.000đ, ThinkPad X1 Carbon Gen 3 cũ trang bị vi xử lý Intel Core i5-5200U, card đồ họa Intel HD 5500 và 8GB RAM, mang lại hiệu năng đa nhiệm vượt trội. Với ổ SSD 256GB, máy xử lý nhanh chóng các công việc từ duyệt web đến chỉnh sửa ảnh trong Lightroom.
Đi cùng với đó là màn hình 14 inch 2k với công nghệ ColorBurst Display mang đến hình ảnh sáng và sắc nét, vượt trội so với MacBook Air. Bàn phím của máy nông và cứng, phù hợp cho người dùng quen với thiết kế ThinkPad. ThinkPad X1 Carbon Gen 3 cũ là lựa chọn tuyệt vời cho công việc đa nhiệm và di động.
Kết luận
Laptop SGN đã chia sẻ một hướng dẫn cực chi tiết về cách test laptop thinkpad cũ nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm thông tin về các dòng laptop ThinkPad cũ hoặc những dòng laptop khác. Hãy ghé ngay Laptop SGN để được tư vấn và mua sắm bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
1. Người không am hiểu công nghệ có tự test laptop thinkpad cũ được không?
Nếu bạn không am hiểu công nghệ, bạn vẫn có thể tự kiểm tra laptop ThinkPad cũ bằng cách kiểm tra hiệu suất máy, tình trạng màn hình và sử dụng công cụ chẩn đoán hệ thống có sẵn.
2. Làm sao phát hiện laptop ThinkPad cũ thay linh kiện?
Để nhận diện laptop ThinkPad cũ bị thay linh kiện, hãy kiểm tra các dấu hiệu như vết xước trên vỏ máy, các ốc vít bị vặn lỏng hoặc linh kiện không phải của hãng.
3. Những lỗi phổ biến trên laptop ThinkPad cũ?
Các lỗi thường gặp trên laptop ThinkPad cũ bao gồm pin nhanh hết, bàn phím không nhạy, màn hình ám màu, và hệ điều hành chậm. Hãy kiểm tra ổ cứng và card đồ họa kỹ lưỡng.
Bài viết này hữu ích như thế nào?
Nhấp vào ngôi sao để đánh giá!