Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ SGN 50C Trần Khắc Chân, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP.HCM laptopsgn@gmail.com 0906.96.1347 - 0946.058.979
Hiện nay, các hệ điều hành máy tính quyết định đến cách thức hoạt động của máy tính đó và tập trung vào 3 hệ điều hành chính là Windows, MacOS và Ubuntu. Mỗi 1 hệ điều hành đều có lợi thế riêng, ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm danh 3 hệ điều hành này để có thể lựa chọn ra 1 hệ điều hành mà ta mong muốn phục vụ công việc, học tập của mình.
Hệ điều hành đóng vai trò quan trọng với máy tính cá nhân, là nền tảng để cài đặt các ứng dụng đi kèm và phục vụ công việc trên máy tính của bạn. Hiện tại, thị trường có nhiều hệ điều hành như Windows, MacOS và Ubuntu…
Với 3 hệ điều hành này, nhiều bạn đọc phân vân là nên chọn hệ điều hành nào là phù hợp và sự khác nhau của mỗi loại hệ điều hành như thế nào ?
Trong bài viết này, hãy cùng Laptop SGN làm rõ các thắc mắc trên.
1/ Hệ điều hành Windows
Do hãng Microsoft lập trình nên, được thực hiện dựa trên giao diện người dùng đồ họa, mang tính hình tượng, màu sắc đẹp và trực quan. Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows ra đời 1985. Từ đó đến nay, Windows đã có nhiều thay đổi phiên bản. Microsoft đã tung ra các phiên bản từ Windows XP, Windows 7, Windows Vista, Windows 8, Windows 10 và hiện nay là Windows 11.
Hiện tại, máy tính Microsoft Windows chiếm hơn 90% thị trường thị trường máy tính cá nhân toàn cầu.
Với giao diện trực quan, đẹp mắt và mượt mà, dễ dàng cài đặt đã giúp cho Windows 11 được yêu chuộng và hầu như ít lỗi hơn các phiên bản Windows 7, Windows 10 trước đây.
Các ưu điểm và nhược điểm của Windows xin được liệt kê cụ thể dưới đây:
Về ưu điểm:
+ Tính tương thích với nhiều thiết bị, phần cứng và các thiết bị ngoại vi. Đa phần các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi đều chọn Windows làm bản chuẩn đầu tiên để sản xuất và luôn có hỗ trợ từ website của nhà sản xuất bằng driver hay các phần mềm cài đặt riêng cho Windows.
+ Dễ dùng: giao diện trực quan, nhìn và dùng. Màu sắc tươi sáng, sinh động và có hiệu ứng nhẹ. Nói cách khác, điều này hỗ trợ tuyệt vời khi sử dụng màn hình cảm ứng. Ngoài ra từ bản Windows 8 trở lên có riêng bản cho máy tính bảng lẫn máy tính cá nhân rất tiện dụng.
+ Kho ứng dụng cực kỳ phong phú.
Tuy nhiên, hệ điều hành Windows cũng có những nhược điểm như:
+ Dễ nhiễm mã độc: cần các phần mềm quét virus, cản trojan, malware… Bản vá cứ tung ra thường xuyên và mất thời gian để update phiên bản.
+ Vẫn còn xuất hiện màn hình xanh, treo máy tính.
+ Tiêu hao tài nguyên: vì thiết kế đồ họa sinh động nên khá tốn kém về tài nguyên, trong đó là nặng dung lượng ổ C và cài đặt khá lâu. Ngoài ra khá ngốn RAM.
+ Rắc rối và rác phát sinh trong quá trình sử dụng: Khi sử dụng lâu dài sinh ra nhiều tệp ghi chú, rác làm phát sinh gia tăng dung lượng và làm chậm tiến trình, hiệu quả sử dụng máy tính.
2/ Hệ điều hành Ubuntu
Mã nguồn mở, có thể tự do sao chép, nghiên cứu, can thiệp sâu vào nguồn code. Thay vì kinh doanh, Canonical Ltd., đơn vị quản lý Ubuntu thu tiền từ hoạt động hỗ trợ kỹ thuật.
Bản đầu tiên phát hành Ubuntu là 20/10/2004, bản 4.1.0 thu hút sự quan tâm của người dùng máy tính toàn cầu, nhất là chuyên gia, giới lập trình, server…
Ưu điểm chính của Ubuntu chính là hoàn toàn miễn phí, với mã nguồn tự do. Ubuntu có thể được xem như là không có virus nên không cần cài phần mềm diệt virus.
+ Tính cộng đồng cao: luôn được cập nhật, phát triển từ cộng đồng lập trình thế giới.
+ Cấu hình hệ thống nhẹ: không đòi hỏi tài nguyên nặng, chỉ cần RAM 512 MB, ổ cứng 5GB là chạy được. Thật tuyệt vời vì điều này có nghĩa là các máy tính thời Petium cũng có thể chạy dễ dàng.
+ Xử lý nhanh, hỗ trợ cửa sổ terminal: việc gõ lệnh cài đặt các phần mềm là điều vô cùng tuyệt vời với các lập trình viên. Việc gõ lệnh không sử dụng giao diện GUI giúp quá trình cài đặt diễn ra rất nhanh và tiết kiệm thời gian.
+ Hỗ trợ RAM ảo: tận dụng ổ cứng chuyển thành RAM tạm thời.
Tuy nhiên, Ubuntu cũng có nhiều nhược điểm, trong đó là:
+ Lạ, khó dùng, còn mới và ít người biết
+ Nhiều ứng dụng tìm không ra, đặc biệt đối tượng chuyên dùng đồ họa như Photoshop.
+ Bộ gõ tiếng việt còn lỗi gõ
+ Mã nguồn mở, đôi lúc các phiên bản có lỗi hoặc người dùng không biết tra cứu xử lý lỗi ra sao khi phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.
3/ Hệ điều hành MacOS
Do Apple phát hành. Ra mắt lần đầu năm 1984. Mượt mà, đẹp và cùng với biểu tượng quả táo sáng trưng rất sang trọng và thanh lịch.
Máy tính Macbook cho phép sử dụng song song 2 hệ điều hành. Bạn có thể cài thêm Windows, Ubuntu bên cạnh hệ điều hành MacOS thông qua trợ lý BootCamp ứng với từng phiên bản Windows.
Tính ổn định, và dễ đồng bộ với các thiết bị do Apple sản xuất chắc chắn là điều không bàn cãi. MacOS cũng không dễ dàng bị nhiễm virus cho nên bạn cũng không cần cài phần mềm diệt Virus.
Đặc biệt, khi sử dụng MacOS bạn không cần phải bỏ tiền mua hệ điều hành. MacOS có hỗ trợ cả giao diện GUI nên nhìn chung dễ dùng và thân thiện với nhiều giới sử dụng.
MacOS rất tiện dụng và mượt mà trong quá trình sử dụng, nhất là với giới chuyên đồ họa thiết kế trên Photoshop, Illustrator, … không bị giật lag và ổn định.
Tuy nhiên, MacOS khá khiêm tốn với kho ứng dụng, không phong phú như Windows. Ngoài ra, bộ gõ tiếng Việt cũng còn lỗi; và không phù hợp để chơi games.
Tóm lại, dựa trên sự khác biệt về ưu điểm, nhược điểm riêng của từng loại hệ điều hành, người dùng có thể cân nhắc chọn hệ điều hành phù hợp. Trong đó, đại diện máy tính Windows đã được bán rất nhiều tại laptop SGN và dòng Macbook M1. Máy tính Ubuntu rất hạn chế và kén người dùng.
Bình luận của bạn
© Bản quyền bởi laptopsgn.com | Thiết kế bởi laptopsgn.com