Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ SGN  50C Trần Khắc Chân, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP.HCM laptopsgn@gmail.com  0906.96.1347 - 0946.058.979

Image

Hotline tư vấn
0906.96.1347 (TP.HCM)
0946.058.979 (Hà Nội)

Sinh viên ngành CNTT nên chọn máy Windows hay Macbook 08-10-2022   1124 lượt xem


Đến hẹn lại lên, năm nào sinh viên cũng băn khoăn lựa chọn laptop và cấu hình của máy tính laptop cần thiết. Với nhiều bạn sinh viên chuyên ngành CNTT (gọi tắt là sinh viên IT) thì lại phân vân giữa máy tính Windows hay Macbook. Điều này khá quan trọng vì thực sự 2 chiếc máy Windows và Macbook đều sử dụng trong việc học IT, nhất là với sinh viên khối ngành Lập trình chuyên mổ gà, gõ code cộc cộc thì lại phân vân hơn nữa...

Laptop SGN đã nhiều năm kinh doanh laptop và bán cho các đối tượng sinh viên khác nhau. Chúng tôi hiểu rõ máy tính xách tay dành cho các bạn học chuyên ngành IT là như thế nào.

Nào, chúng ta hãy từng bước cụ thể các nội dung để giúp có thêm nhiều kiến thức hữu ích lựa chọn máy cho các bạn sinh viên ngành IT nhé.

Sinh viên khối ngành IT nên mua máy tính Macbook hay Windows

Câu hỏi này rất phổ biến và chúng tôi đã gặp rất nhiều các bạn sinh viên đến trực tiếp cửa hàng để tìm máy cũng như hỏi mua máy tính qua hệ thống tư vấn online của laptop SGN.

  1. Lựa chọn theo thời lượng pin: vốn dĩ ngồi lâu và làm việc liên tục trên máy tính, nhất là các bạn chuyên khối ngành lập trình thì cần một chiếc máy pin tốt, thời gian kéo dài và... trâu bò. Thông thường, các máy tính xách tay tầm 2giờ đồng hồ là hết pin. Ngoại lệ, một số chiếc Surface và Macbook có thời gian kéo lên 4-5g hoạt động liên tục, và tất nhiên, viên pin cũng nặng nề. Và thực tế, chiếc máy tính của bạn nặng... đa phần là vì viên pin nặng.
     
  2. Tính cơ động: vì sinh viên khối ngành IT cần máy tính để làm việc và di chuyển lung tung nên ta cần một chiếc máy cứng cáp, di động và cơ động. Với các bạn sinh viên yêu thích và đi theo mảng vận hành server thì ngoại hình máy không quá quan trọng, nhưng máy tính phải có cấu hình mạnh; trong quá trình học và làm việc phải chạy giả lập các ứng dụng, sử dụng Vimware các phần mềm ảo hóa; hay thực hiện cài đặt các phần mềm hỗ trợ quá trình kiểm tra mạng, kiểm tra dữ liệu, phần cứng phải mạnh và ổn định.
     
  3. Tính mạnh: Tính linh hoạt nâng cấp cần cao, cấu hình core i5 trở lên, đời mới. Sử dụng các model dòng chip M, QM giúp dễ dàng tháo lắp, nâng cấp CPU, RAM. Và chắc chắn, chiếc máy tính Windows là lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Các dòng máy tính Macbook hàn chết RAM và ổ cứng vào mainboard, bạn không thể tháo lắp từng phần để nâng cấp được.
     
  4. Windows/MacOS/Ubuntu: Các hệ điều hành này đang ngày càng phổ biến, nhất là MacOS và Ubuntu. Windows nặng về giao diện đồ họa, nặng nề khi chạy, dễ bị virus và nhiều ứng dụng rất ngối RAM. Đối thủ MacOS chạy rất mượt mà, sang trọng lại... tiện cho việc thao tác nhanh, gõ lệnh trên cmd. Ubuntu với biểu tượng hình con vịt khá xa lạ với nhiều người, nhất là với sinh viên khối ngành kinh tế, văn phòng; nhưng với dân IT thì các thao tác gõ lệnh của Ubuntu hỗ trợ tối đa cho bạn. Các bạn sinh viên đi về mảng code, lập trình nên lựa chọn MacOS và Ubuntu để tiện lợi hơn trong việc thao tác, lập trình và sử dụng lệnh nhanh nhất.
     
  5. Windows hay Mac, cái nào tốt cho sinh viên lập trình: Như trên đã nói, nếu đi chuyên sâu thì MacOS và Ubuntu rất tiện lợi cho bạn. Nếu bạn đi theo code C# trên bộ .net framework được học ở trường học, hay các ứng dụng ngôn ngữ Visual Basic, C#, C++ thì chọn Windows là thích hợp nhất.
     


Một điều lưu ý nếu bạn thích Macbook, nhưng lâu lâu chọt vào đó là một số ứng dụng chạy Windows thì chiếc Macbook sẽ hỗ trợ được cả 2. Thông qua trình ứng dụng Bootcamp hỗ trỡ của Apple, bạn sẽ dễ dàng có được 2 hệ điều hành chạy trên cùng 1 chiếc Macbook. Tất nhiên, chúng không chạy song song cùng lúc mà là Macbook cho phép bạn lựa chọn hệ điều hành để chạy riêng rẽ. Hiệu năng Windows trên Macbook khá kém, mau nóng máy và khiến pin mau hết. Nhìn chung, bạn nên cân nhắc.

Bình luận của bạn

  MENU